Những công dụng của quả dứa đối với sức khỏe và sắc đẹp con người
Tăng cường hệ miễn dịch: Trong dứa có chứa đến 130% vitamin C, ngăn cản các virus gây bệnh, kích thích bạch cầu, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu của các gốc tự do. Mỗi ngày bạn chỉ cần ăn khoảng 100 – 200 gram dứa chín tươi để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Cải thiện sức khỏe cho xương: Trái dứa cũng rất giàu canxi – một chất cực kỳ có lợi giúp phục hồi và tăng cường sự chắc khỏe tốt nhất cho xương, không bị thoái hóa dần theo thời gian. Mỗi ngày, mỗi người nên uống khoảng 200ml nước ép dứa nguyên chất.
Tăng cường thị lực: Chất beta – carotene trong trái dứa sẽ ngăn cản, trì hoãn tình trạng thoái hóa bạch cầu, giúp mắt sáng và khỏe kể cả khi bạn đã bước sang tuổi trung niên. Bạn có thể ăn trực tiếp múi dứa sau khi đã làm sạch vỏ và mắt hoặc ép lấy nước uống đều rất hiệu quả.
Hỗ trợ tiêu hóa: Dứa cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón. Hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh trong mọi trường hợp. Bạn có thể lấy 30 gram lá dứa sắc thuốc uống hoặc dùng 1 quả dứa chính và 2 quả quýt ép lấy nước hòa cùng nhau để uống.
Chống viêm, giảm các cục máu đông: Công dụng quả dứa không thể bỏ qua khả năng kháng phù, kháng viêm, giảm các cục máu đông hữu ích nhờ hoạt chất Bromelain và Enzyme. Căn cứ vào nghiên cứu này, rất nhiều công ty dược phẩm đã bổ sung chất chiết từ quả dứa vào trong thuốc hoặc các thực phẩm chức năng để bán ra thị trường.
Tốt cho tim mạch: Các enzyme trong dứa thơm có thể làm tan máu đông khá hiệu quả, từ đó cải thiện nhịp đập ổn định và hạn chế các cơn đau tim bất thường, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Dùng máy xay sinh tố để làm nước ép dứa thơm ngon, uống 1 cốc mỗi ngày. Sau khoảng 30 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Làm đẹp da, giữ dáng: Dứa sẽ giúp da bạn mờ thâm nám, lành sẹo mụn, ngăn ngừa lão hóa, sáng hồng và tẩy tế bào chết, bụi bẩn vô cùng hiệu quả. Ngăn nguy cơ béo phì giúp dáng vóc thon gọn và cuốn hút. Gọt, bỏ mắt dứa thái miếng thật mỏng hoặc xay nhuyễn lấy bã đắp lên mặt kết hợp với 300ml nước ép dứa mỗi ngày. Sau khoảng 3 tuần, bạn sẽ thấy các tác dụng trên phát huy rõ rệt.
Những loại thực phẩm không nên ăn cùng dứaTrứng: Dứa chứa nhiều axit trái cây và axit oxalic, sau khi ăn dứa mà ăn trứng sẽ tương tác với lượng protein dồi dào trong trứng, không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ, ảnh hưởng đến tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Củ cải trắng: Củ cải trắng được gọi là "tiểu nhân sâm" trong mùa đông, bởi nó có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn củ cải trắng ăn cùng với dứa sẽ phá hủy vitamin C trong dứa, giảm các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, chúng còn thúc đẩy flavonoid trong dứa chuyển hóa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ.
Xoài: Xoài cũng là một loại thực phẩm mà nhiều người rất ưa thích. Tuy nhiên cả xoài và dứa đều chứa chất gây dị ứng, nếu ăn cũng nhau có thể sẽ khiến nguy cơ bị dị ứng tăng gấp đôi.
Dứa có chứa protease đặc thù, rất dễ dẫn đến dị ứng, đau bụng, chứng viêm ở vùng bụng. Trong xoài có chứa chất gây kích ứng da và niêm mạc là urushiol, gây đau, ngứa, phồng rộp, bong tróc. Ngoài ra, dứa có chứa glycoside, bromelain và các chất khác gây tác dụng phụ trên da và mạch máu. Ăn dứa trong một giờ có thể gây ngứa, nóng rát hoặc tê lưỡi.
Sữa: Sữa trong ấn tượng của nhiều người, có thể nói là thức uống bổ dưỡng nhất, người già hay trẻ nhỏ, uống sữa thường xuyên giúp bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, kẽm và selen…
Tuy nhiên không nên uống sữa sau khi ăn dứa, vì sự kết hợp giữa axit trong quả dứa và protein trong sữa sẽ gây ra một số phản ứng trong cơ thể. Có thể gây tiêu chảy, đau bụng dữ dội do bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí khiến các tế bào trong cơ thể bị suy giảm.
Mặc dù giá trị dinh dưỡng của dứa đối với sức khỏe rất lớn nhưng không thích hợp với những người bị viêm nha chu, viêm loét dạ dày và cơ thể suy nhược.
(Nguồn Sohu)